Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Về lãnh hải lạ

Tượng cổ Chăm ở Quy Nhơn.

Tỉnh thành với nhiều kỷ lục

Nhưng điều tôi phấp phỏng ngay từ lúc đầu, khi định xuống bãi tắm gần đường Xuân Diệu, thì có người gàn. Tôi tròn mắt. Họ bảo vào giờ này, khoảng 8 giờ sáng, cá mập thường xuất hiện, ai tắm dễ bị gặp nạn. Tôi không tin, định gọi điện thoại cho anh bạn, thì người xe ôm đang đứng gần đó nói, đúng vậy. Và anh còn bổ sung, khoảng dăm năm nay bãi tắm Quy Nhơn đã có tới vài chục người bị cá dữ tiến công. Nghe xong tim tôi đập thình thịch. Anh ta còn nhấn thêm, mới đây, ngày 5/5, một dân chài đã bắt được một con cá mập dài gần 2m, chỉ cách bờ khoảng 500m là cùng.

Người gàn tôi, cũng ở tuổi ngoài 60 như tôi nhăn mặt kể, năm trước người ta còn bắt được một con cá mập dài tới 5m, nặng một tấn cơ. Những ngư dân phải vật lộn với nó 8 tiếng liên tục mới hạ được chú cá mập khủng này. Tôi hỏi vì sao thế nhỉ? vì sao, ông hỏi tôi à? bất chợt ông ta nhún vai nói, chỉ biết hiện chính quyền địa phương đang treo giải thưởng đấy, ai bắt được chú cá mập nào, sẽ nhận 10 triệu đồng. Biết là sao? Rồi ông ta chỉ ra xa cho tôi nhìn thấy chiếc phao cảnh báo vùng cá mập có thể vào kiếm ăn hay sinh nở vào mùa này. Chưa hết, ông dặn tôi chớ có dại, cá dữ đến, mình già rồi chạy chả kịp. Nơi này cá mập đến nhiều nhất so với tất tật mọi bãi biển nước ta đấy. Tôi nghĩ ông ta dọa, bèn chỉ cái phao giới hạn nói, không ra ngoài đó là được chứ gì. Ông ta im lặng, chỉ chắp tay sau lưng nhìn ra biển. Tôi đâm chờn. Lại nghĩ đúng là mình già rồi. Ríu chân lại khi gặp cá ấy chứ. Có lý.

Tượng vua Quang Trung ở Quy Nhơn.

Thế là tôi gọi cuốc xe ôm đi chơi cầu Thị Nại. Nghe nói đây là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, một đột phá khẩu của Bình Định về công cuộc chinh phục biển, để phát triển kinh tế thị trường. Thật may anh đi xe ôm, tên Hải là một bộ đội giải ngũ về, nên tỏ ra khá thuần thục mọi chuyện. Trước hết, anh đọc cho tôi nghe câu ca dao: “Bình Định có núi Vọng phu/ Có đầm Thị Nại có đảo xanh/ Em về Bình Định cùng anh/ Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”. Rồi anh kể, nếu TP Quy Nhơn có tiền xây một đường phố dài, thì từ cửa biển chạy dọc suốt đầm Thị Nại cũng phải kéo dài tới 17km. Tôi nhìn ra xa, phía bên kia đầm là một dãy đồi núi dài tít tắp, những cánh chim nhạn chao chát cánh bay trên nên trời. Thấy tôi trằm trồ, Hải lái xe vào thềm rồi chỉ cho tôi thấy con cầu Thị Nại phía xa như một dải lụa cong nối dài tun hút chạy từ bờ tỉnh thành sang bán đảo trước mặt. Anh nói đó là bán đảo Phương Mai, một khu kinh tế mới được hình thành nhờ con cầu chinh phục biển của Quy Nhơn. Nếu tính cả trục cầu đường lấn biển này dài tới 7,5km, còn con cầu vượt qua đầm dài 2,5km. Đây là con cầu độc đáo nhất nước ta cả về kiến trúc lẫn độ dài vượt biển.

Chẳng mấy chốc, anh Hải dẫn tôi lên trụ cầu chính, tôi choáng ngợp luôn vì vẻ đẹp tun hút và lung linh của nó, trong nắng sớm. Quả đúng như người ta nói đây là một chiếc cầu kỷ lục về tinh thần dám nghĩ dám làm, dám vượt những điều tưởng như chơi thể. Bởi lẽ đầm Thị Nại có chiều dài 17km, rộng 4km, thông ra vịnh Quy Nhơn. Ngày xưa một thời nơi đây còn là chiến địa thủy quân của Tây Sơn. Thế ra anh bạn tôi thông tin, cách đây vài ngày, những ngư dân mới vớt được khẩu thần công là cho nên. Một nhà chức trách nói đây là khẩu thần công thứ 13 còn sót lại trong trận thủy chiến giữa Tây Sơn và nhà Nguyễn, từ năm 1800.

Bãi Trứng dưới chân đồi Thi Nhân.

Tôi chợt nhớ đến câu thơ của cố nhà thơ Xuân Diệu, quê ở chính nơi đây viết: “Nơi tôi sinh ra đó chao ôi là nhớ/ Nằm một đêm đò sáng tới nơi”. Tôi thầm thĩ nói với ông rằng, giờ đây quê ông đã có con cầu vượt biển, không phải nằm một đêm nữa mà chỉ đếm 54 nhịp cầu dẫn là hết một câu hò gọi bạn tình nơi biển vắng năm nao. Tôi như đang mơ trong cái nắng thủy tinh vỡ trên mặt đầm, mà một thuở nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hấp dẫn lòng người qua giai điệu dịu dàng, mê li: “Màu nắng lên hay màu mắt em/ Mùa thu mưa bay cho tay mềm...”.

Tôi bỗng giật mình vì anh chàng tài xế ôm gọi và hỏi tôi có muốn thuê thuyền đi sang đảo Hải Giang xem bức tượng Chăm cổ ngàn năm bằng đá của chùa Phật Lồi không. Anh thông tin đây cũng là một trong những kỷ lục về tượng Chăm của Quy Nhơn đó. Tôi lừng khừng vì nghe nói phải đi thuyền 30 phút từ bán đảo Phương Mai mới sang được nên chỉ nhờ anh đưa đến tháp đôi, ngay phía Nam thành thị. Tôi có ý muốn quay trở lại nơi ghi dấu những hồn thơ thoảng bóng ma của nhóm thơ Bình Định, mà nhà thơ Hàn Mặc Tử là chủ soái, vào những năm, từ 1936 đến 1942. Nghe tôi nói, anh Hải gợi ý ngay, sẽ đưa tôi lên mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử trước khi đến tháp đôi. Một ý tưởng hay. Tôi đồng ý liền.

Viếng mộ người viết thơ “điên”

Không ngờ, tôi say như điếu đổ khi lên tới đồi Thi Nhân, nơi chôn giấu giấc mộng ngàn thu của “thi sĩ hủi” này. Ở bên cạnh khu mộ ông, còn có một người tự nguyện đến coi sóc thu vén ngày đêm, đó là nhà thơ Dzũ Kha. Tôi hết sức lạ lùng vì sao lại có người hâm mộ thơ Hàn Mặc Tử đến vậy. Hỏi bài nào anh cũng thuộc. Dzũ Kha còn dùng bút lửa khắc chìm những câu thơ hay của Hàn Mặc Tử trên những mảnh gỗ thông để trao tặng cho du khách mỗi khi lên đây. Tôi ngắm nhìn con dốc Mộng Cầm như đang mê man trong nắng vàng, rồi hỏi có phải con đường mang tên người thương cũ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, thì Dzũ Kha bùi ngùi kể đó là một bi tình sử ngập tràn nỗi đau cho đến khi chết của nhà thơ. Không gì bãi bể nương dâu bằng sự bạc tình.

Theo như sự phỏng đoán một thời, chỉ vì mối tình tha thiết giữa hai người mà Hàn Mặc Tử bị lâm bệnh. Họ đồn, Hàn Mặc Tử thường từ Sài Gòn về Phan Thiết thăm Mộng Cầm, và hay lên đồi Ông Hoàng cạnh tháp Chăm Posha Inư, ngắm biển vào những đêm trăng. Gần đó có một bãi nghĩa trang, mà hai người thường phải đi qua, mỗi lần lên đồi. Nhưng rồi vào một đêm thốt nhiên trời đổ cơn mưa, cả hai phải đi qua một nấm mộ mới chôn, rồi trú ở gần đó. Dường như ánh sáng cô hồn chớp chới bay chờn vờn trong làn mưa biển bay rào rạt đêm vắng. Tình thiết tha như ngọn lửa đam mê lấn át hết, cả hai đâu có chú ý gì. Ấy thế rồi, chỉ sau ít ngày Hàn Mặc Tử lên cơn ngứa khắp người, hai má ửng đỏ.

Từ đó là một cuộc chạy trốn, vì nghề đời hắt hủi, nhà thơ tài ba sớm hôm lo chạy chữa thuốc thang. Những cơn đau khủng khiếp trong những đêm trăng lên. Mọi người xa lánh. Tình ái cất cánh bay đi. Hàn Mặc Tử đắng cay cho mạng và chỉ biết dồn vào những vần thơ xót xa, những câu thơ ma quái rùng rợn, trong cơn đau vật vã. Dzũ Kha ứa nước mắt khi đọc những câu thơ trong bài Phan Thiết, mà nhà thơ họ Hàn viết một cách ai oán về cuộc tình: “Ta lang thang tìm tới chốn lầu trăng/ Lầu Ông Hoàng trần thế đồn vang/ Nơi đã khóc đã thương xót da diết/ Ôi trời đất ơi! Là Phan Thiết! Phan Thiết!/ Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”. Tôi như chết đứng giữa ánh nắng chan hòa trên đồi Thi Nhân. Và, tôi bỗng ngửi thấy một mùi hương lạ, nhẹ nhàng như gió thoảng. Hương thơm của nắng chăng, tôi chợt nhớ đến câu thơ cuối đời mà Hàn Mặc Tử đã phân bua: “Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc/ Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay...”.

Vọng hồn Chăm!

Hải giục tôi chia tay để đi nhanh về tháp đôi, vì không sẽ hết giờ vào thăm. Tôi ngoái lại chào thi sĩ Dzũ Kha lần cuối, rồi hấp tấp xuôi xuống con dốc Mộng Cầm. Anh chàng tài xế ôm bỗng bật cười vì sự mủi lòng của cánh làm thơ. Hay bịn rịn và quyến luyến. Đa sầu đa cảm. Khổ cả đời. Tôi im lặng. Con xe lao vun vút trên đường trôi về phía Nam. Tháp đôi Chăm hiện ra một cách bất ngờ làm sao. Thương xót làm sao. Mê làm sao. Đó là một cặp tình nhân thì đúng hơn. Một tòa tháp lớn và một tòa tháp nhỏ, kề bên nhau đúng như những “giọt Chăm” tình tứ rơi từ trên trời xuống, mà cố nhà thơ Văn Cao đã mường tưởng khi đến đây. Những “giọt Chăm” ngàn năm hội tụ trong một niềm hoan hỉ, vì một niềm kiêu hãnh, chính nơi đây, một thời là vương quốc Chăm, của những thế kỷ (từ năm 1000 đến 1471). Thời kì còn sót lại những cuộc tình và để lại bao nỗi niềm trong cõi vô thường nhân sinh.

Xưa, bên cạnh tháp đôi này còn có một nhịp cầu đôi, chính vì cái còn để lại của những giọt Thời gian ấy mà mọi người, ở thị thành Quy Nhơn có nhiều điều bí mật này, vẫn còn nhắn nhủ nhau rằng, “Cầu Đôi mà tháp cũng Đôi/ Dễ chi nhân nghĩa mà rời được sao”. Tôi chắp tay vọng hồn Chăm dâng đầy một cõi